Tương lai các loại xe của Ấn Độ sẽ là các loại xe điện. Thủ tướng Ấn Độ đã khởi động cuộc đua để giúp Ấn Độ đưa tất cả các loại xe chở khách mới bán ra đều sử dụng xe điện vào năm 2030.
Tata Motors hiện là công ty được thủ tướng Ấn Độ đặt niềm tin để giúp mảng xe điện có thể thu hẹp khoảng cách so với các quốc gia khác như Trung Quốc hay Mỹ. Mặc dù công ty chưa từng thương mại hóa hay bán ra sản phẩm xe điện nào nhưng Tata được kì vọng sẽ mang nhiều yếu tố thuận lợi và vị thế của người đến sau đặc biệt trong bối cảnh tiến bộ công nghệ giúp chi phí sản xuất xe tại Ấn Độ giảm đi rất nhiều.
Ngoài khả năng sản xuất xe điện thì đối với một nền công nghiệp xe chạy điện nguồn điện cung cấp cho xe không bị gián đoạn cũng là một vấn đề rất quan trọng. Ngoài ra còn phải kể tới việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, các mạng lưới điểm sạc pin cho xe điện. Đây là thứ vẫn còn thiếu với hầu hết các quốc gia và trong đó có Ấn Độ.
Hiện tại Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu về thị trường xe điện bán ra trên toàn cầu. Quốc gia đông dân nhất thế giới này cũng đồng thời chiếm tới 40% thị phần xe hơi điện bán ra trên toàn thế giới. Trong năm 2016 Trung Quốc đã có khoảng 336000 xe ô tô điện rong ruổi trên các con đường. Con số này gấp đôi tại Mỹ trong khi đó Ấn Độ mới có khoảng 450 xe một con số khá là khiêm tốn.
Để có thể phát triển mạng lưới xe điện rộng khắp và bền vững chính phủ Ấn Độ cũng cần có sự quan tâm dúng mực. Trước hết là cần phát phát triển lên các điểm sạc pin. Mục tiêu chinh phục đưa tất cả các xe mới bán ra đều xe là điện trong 15 năm tới là một phần giúp Ấn Độ đi trước đón đầu với công nghệ thế giới đồng thời cũng là cách để chống lại tình trạng biến đổi khí hậu. Tất nhiên mục tiêu này được đề ra trong thời gian ngắn sẽ là mục mục tiêu cực kỳ khó khăn không cả về chính sách mà còn về cơ sơ và tiềm năng kinh tế như các khoản trợ cấp.
Hiện Trung Quốc có một thị trường phát triển mạnh mẽ cũng nhờ một phàn rất lớn từ sự trợ cấp hào phóng từ chính phủ, chính quyền địa phương. Hiện nay Trung Quốc đã có khoảng 215.000 điểm sạc được lắp đạt. Rõ ràng Ấn Độ còn rất nhiều việc phải làm mới có thể tạo dựng được một nền xe hơi điện mạnh mẽ. Hiện tại ở những nơi có lưu lượng giao thông cao thì xe điện sẽ là một nguồn doanh thu mới cho các nhà bán lẻ. Tuy nhiên ở các vùng nông thôn việc triển khai xe điện sẽ gặp khó khăn do mật độ giao thông thấp, thu hút đầu tư xây dựng các trạm sạc sẽ có nhiều khó khăn và thách thức.
Hiện tại mức độ sở hữu xe ô tô của Ấn Độ vẫn ở mức thấp chỉ có 18 trên 1000 dân. Con số này là 69 ở Trung Quốc hay 786 ở Mỹ. Phần lớn người dân Ấn Độ vẫn đang sử dụng phương tiện di chuyển là xe 2 bánh. Có lẽ đây cũng là một động lực để quốc gia đông dân thứ 2 thế giới này muốn tiến hành muộc cuộc “nhảy cóc” lên mảng xe điện.
Bài viết khác
Những suy nghĩ sai lầm về xe đạp điện
Xe đạp điện ra đời nhằm mục đích giúp cho quá trình di chuyển được...
Th3
Wuling HongGuang MiniEV: Mẫu xe điện mini Trung Quốc “khó có cửa” ở Việt Nam
Với mức giá đắt đỏ, trang bị nghèo nàn và không có trạm sạc, Wuling...
Th6
Kinh doanh xe đạp điện cần những tủ tục gì?
Bạn đang muốn kinh doanh xe điện? Những hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn...
Th2
Siêu xe điện giá 2 triệu USD tốc độ hơn 400km/h
Rimac Nevera là siêu xe điện nhanh nhất hiện nay...
Th11
Sử dụng xe máy điện có cần bằng lái xe hay không?
Bằng lái xe máy điện là giấy tờ quan trọng mà nhiều người quan tâm...
Th11
Vá lốp không săm của xe điện như thế nào?
Hiện nay đa phần xe điện đều sử dụng lốp không săm, vậy không may xe bị...
Th11