Xe đạp điện, xe máy điện thuộc ngành công nghiệp 2 bánh phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây. Tại Việt Nam để bắt kịp với xu hướng chung thì đã xuất hiện một số thương hiệu đi theo con đường sản xuất, lắp ráp xe điện. Vậy ngành sản xuất và lắp ráp xe điện hiện nay ra sao?
Một số thương hiệu phải kể đến hiện nay trong ngành lắp ráp, sản xuất xe điện là PEGA (HKbike), Ambike..Ngoài ra các thương hiệu khác về xe điện thì đều không sản xuất mà chủ yếu nhập hàng từ nước ngoài về bán. Chủ yếu vẫn là nhập từ Trung Quốc do đây là quốc gia sản xuất xe điện lớn nhất thế giới hiện nay.
Các mô hình kinh doanh xe điện hiên nay
Mô hình sản xuất lắp ráp
Điển hình nhất là thương hiệu xe điện PEGA , thương hiêu này tự mở xưởng sản xuất, lắp ráp cho riêng mình. Đội ngũ công ty tự thiết kế các các sản phẩm trước khi tiến hành đưa vào sản xuất. Tất nhiên các linh kiện thì một phần hãng này vẫn phải nhập từ Trung Quốc, một phận từ hợp tác với các công ty ở Việt Nam, một phần hợp tác với các đối tác lớn như hợp tác với Bosch của Đức trong sản xuất động cơ hay hợp tác với Panasonic trong sản xuất pin xe điện. Dù vậy thì đây vẫn được coi là mô hình tự sản xuất và để thực hiện được thì không dễ dàng và cần có nguồn vốn lớn.
Mô hình đặt hàng sản xuất
Mô hình này thường được các công ty ở Việt Nam thực hiện từ nhiều năm qua, chẳng hạn như Detech, Sufat..họ sẽ làm việc với đối tác nước ngoài để yêu cầu sản xuất ra các dòng xe theo mô hình họ lựa chọn và có gắn logo thương hiệu của họ vào. Sau đó các hãng nước ngoài sẽ sản xuất lắp ráp theo yêu cầu và nhập về Việt Nam bán theo thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam. Với xe điện thì đa phần mô hình này vẫn là làm việc với các đối tác Trung Quốc do giá thành sản xuât rẻ và có nhiều mẫu mã xe điện phù hợp với thị hiếu của người Việt.
Mô hình bán buôn xe điện
Đây là mô hình đơn giản nhất nhưng cũng rất thành công tại Việt Nam. Các hãng đơn giản chỉ chọn ra các dòng xe ở bên Trung Quốc và nhập hàng về bán. Ưu điểm của mô hình này là có rất nhiều mẫu xe có sẵn với số lượng lớn nên có nguồn cung dồi dào và nhanh chóng. Mức giá xe theo mô hình này cũng rất rẻ và đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm đối tượng. Tuy nhiên điều này hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn hàng và các mẫu mã có sẵn bên nước ngoài. Ngoài ra các hãng xe nhập hàng theo cách này có thể phân phối cho nhiều đại lý nên có thể nhanh chóng gia tăng số lượng xe bán ra tại Việt Nam và chiếm lĩnh thị trường.
Mỗi một cách thức sản xuất xe điện ở trên lại có những ưu điểm riêng. Như mô hình tự sản xuất theo nhà xưởng thì kiểm soát rất tốt về chất lượng, mẫu mã do tự mình đưa ra. Về lâu về dài thì đây là mô hình bền vững và có thể tạo ra các công ty lớn vươn ra khu vực và các nước trên thế giới. Chất lượng xe thường cũng được đảm bảo nhưng mức giá có thể cao hơn so với các mô hình cung cấp xe điện khác. Ngoài ra yếu tố về con người cũng rất quan trọng trong mô hình sản xuất này. Còn với mô hình nhập hàng về phân phối thì cần có sự quản lý tốt thì mới có sự thành công được.
Bài viết khác
Tiêu chí chọn xe đạp điện bền đẹp, giá tốt
Lựa chọn các tiêu chí nào để giúp bạn có được chiếc xe đạp điện...
Th2
Tìm hiểu một số dòng xe có quãng đường đi xa
Quãng đường đi xa là một trong những yếu tố được quan tâm nhất khi...
Th3
Xe đạp điện giá rẻ Trung Quốc lan tràn Châu Âu
Tại Châu Âu xe đạp điện không có gì xa lạ, nhưng với mỗi chiếc...
Th10
Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm bị phạt như thế nào?
Nếu đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm là bạn đã vi phạm...
Th3
Đánh giá xe đạp điện hãng Nijia
Xe đạp điện Nijia là dòng xe rất phổ biến tại Việt Nam. Là lựa...
Th3
Có nên mua xe điện chạy bằng pin
Xe điện chạy pin cũng có những ưu điểm riêng của mình vậy bạn có...
Th2