Nguồn gốc của xe điện

Xe đạp điện là phương tiện xanh được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nó là phương tiện quan trọng đối với các em học sinh thay vì phải vất vả sử dụng xe đạp như trước kia. Xe điện có ưu điểm là rất tiết kiệm do đó chi phí đầu tư không nhiều chỉ mất chi phí ban đầu còn lại chi phí vận hành có khi đi cả năm mới hết vài trăm ngàn đồng.

Về cơ bản xe điện sử dụng động cơ điện để di chuyển thay vì sử dụng động cơ đốt trong. Do đó nó không gây ra khói thải, ô nhiễm hay các vấn đề khác như cháy nổ.. Thực tế ở Việt Nam chúng ta sử dụng xe điện rất nhiều và nở rộ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên sự xuất hiện của xe điện đã có từ rất lâu. Chiếc xe đầu tiên được chế tạo bởi kỹ sư người Pháp Gustave Trouve vào năm 1881. Chiếc xe đầu tiên nay ở dạng 3 bánh và trang bị một động cơ điện được cung cấp điện từ một ắc quy chì.

xe dien 3 banhminimini
Mẫu xe điện đầu tiên

Chiếc xe đầu tiên có tổng tải trọng cả người lái khoảng 160kg và đã thu hút sự chú ý khá nhiều từ cộng đồng. Tuy nhiên tốc độ chỉ đạt khoảng 15km/h và không đi quá 16km. Điều này có vẻ như không thể trở thành phương tiện di chuyển làm hài lòng khách hàng.  Thời mà người ta sử dụng xe ngựa hoặc ô tô có thể di chuyển một quãng đường xa hơn hẳn.

Đến năm 1864 xe điện có tốc độ cao hơn khoảng 23km/h và đi được quãng dường xa hơn, công chúng bắt đầu chú ý hơn tới dòng xe này vì nó nhanh hơn xe ngựa. Người ta chuyển dần từ xe ngựa sang ô tô hoặc các dòng xe khác không phải là xe ngựa.

20 năm sau đó kỷ nguyên của xe chạy xăng nở rộ. Nếu như ở Mỹ đường nhựa chưa thực sự có nhiều ngoài các thành phố lớn thì ở Châu Âu sự gia tăng nhanh chóng của những con đường lát nhựa lại khiến là ta thích sử dụng xe chạy xăng hơn.

Chiếc xe điện thương mại đầu tiên là MorrisSalom’s Electroboat, có mặt tại thành phố New york của Mỹ được ra mắt bởi một công ty, chiếc xe đã chứng tỏ ưu điểm vượt trội hơn so với xe ngựa kéo mặc dù giá ở thời điểm đó khá cao khoảng $3000. Chiếc có thể đạt vận tốc 32km trong phạm vi quãng đường là 40km.

Năm 1945, ba nhà nghiên cứu tại Bell Laboratories đã phát minh ra một thiết bị mà nó đã cách mạng hoá thế giới điện và điện tử: Transistor. Nó nhanh chóng thay thế các ống chân không và ngay sau đó thyristor được phát minh, thiết bị này cho phép điều khiển được dòng điện cao với điện thế cao. Điều này có nghĩa có thể điều chỉnh được công xuất cung cấp cho moto điện.

Ứng dụng của nó chính là chiếc xe điện Lunar Roving được các nhà du hành vũ trụ sử dụng để đi trên mặt trăng. Tổng thể xe cân nặng 209 kg và có thể mang trọng tải là 490 kg. Phạm vi hoạt động trong vòng 65 km. Mặc dù vậy thì nó chỉ là xe vận hành ứng dụng trong vũ trụ và chưa nhận được sự quan tâm nhiều từ những người dân vì không có ứng dụng thực tế.

Những năm 60,70 môi trường ngày càng xấu đi do hoạt động của các công ty đã thải vào môi trường sống không ít không khí ô nhiễm. Điều này thúc đẩy nghiên cứu nhiều hơn về xe điện. Cao điểm là những năm 80 và đầu thập niên 90 với sự ra mắt của một số số dòng xe điện nổi bật như GM, EV1… Sự cải tiến về xe điện đã giúp nó vượt trội so với các dòng xe trước đó nhưng vẫn còn thua so với xe chạy xăng.

Công nghệ ắc quy chính là cản trở lớn nhất đối với xe điện vì nó không đủ cung cấp điện trong một thời gian dài, khối lượng lại rất nặng. Nếu sử dụng trong ô tô thì khối lượng ắc quy còn nặng hơn cả động cơ chạy xăng nên một số dòng xe được nghiên cứu theo hướng lai điện.

Thức tế công nghệ ắc quy rất khó có thể vượt qua được xe chạy xăng vì thế trong những năm gần đây công nghệ pin được ứng dụng vào xe điện đã làm tăng công xuất và khả năng hoạt động nên rất nhiều. Lĩnh vực xe điện phát triển mạnh hơn ở xe đạp điện, xe máy điện và hiện tại đang trở thành phương tiện quen thuộc với tầng lớp học sinh và người cao tuổi trong những những năm gần đây.