https://dwnvietnam.vn/

Liệu ô tô Việt có bị tụt hậu trong bối cảnh xe điện ngày một phát triển mạnh mẽ?

So với các nước trong khu vực thì các doanh nghiệp ô tô trong nước có bước tiến khá chậm chạp. Khi một số quốc gia như Thái Lan, Lào đều đã sản xuất được ô tô thì Việt Nam vẫn còn đang loay hoay với bài toán phát triển ngành ô tô. Nhưng đó chưa phải là tất cả khi mà ngành ô tô của Việt Nam mới đang hình thành thì đã phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu khác. Đó chính là xu hướng của ngành xe điện trên thế giới.

Trước sự phát triển mạnh mẽ và xu hướng toàn cầu hóa của xe điện, nó đã tạo ra một thách thức không nhỏ lên ngành ô tô, đe dọa sự phát triển và có thể ảnh hưởng trực tiếp tới việc làm của hàng chục ngàn lao động. Chưa kể tới một loạt các ngành công nghiệp phụ trợ khác cũng sẽ ảnh hưởng theo.

Nỗi lo ô tô nội địa

Có thể thấy được thời gian qua khi giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc trong Asean. Mức thuế được điều chỉnh từ 40% xuống còn 30% đã khiến cho hàng loạt xe từ Thái Lan, Indonesia đổ bộ ồ ạt vào thị trường Việt Nam. Thậm chí tại Quảng Nam, Vĩnh Phúc là hai địa phương được biết tới là đại bản doanh của doanh nghiệp ô tô Trường Hải, Honda đã phải kêu cứu thì thất thu một lượng tiền lớn chưa từng thấy từ xe nhập khẩu.

Khi mà các doanh nghiệp trong nước, các nhà sản xuất, liên quan tích cực giảm giá trên thị trường thì xe giá rẻ ồ ạt tràn vào đã tạo nên một cuộc chiến khốc liệt chưa từng có trước đây. Thaco-Trường Hải đã có bước đi đầu tiên là giảm giá mạnh với nhiều dòng xe Mazda, Huynhdai… Doanh nghiệp Thành Công cũng không chịu thua kém khi có nhiều dòng xe được giảm giá trong thời gian qua. Cuộc cạnh tranh giữa các hãng buộc phải bước vào giai đoạn sống cồn nếu muốn tồn tại được trên thị trường.

Có một điều đáng nói là các doanh nghiệp trong nước lại là những người đi đầu trong việc giảm giá ô tô cho thị trường. Trong khi đó các doanh nghiệp như Toyota hay Ford.. có mặt tại Việt Nam nhiều năm, được hưởng nhiều chế độ đãi ngộ nhưng lại chỉ tìm cách thu về lợi nhuận cho mình. Theo nhiều chuyên gia phân thích thì các doanh nghiệp Việt chỉ có nhà máy tại Việt nam nên sẽ không có các chính sách về phân biệt giá tại các thị trường như các doanh nghiệp lớn khi mà họ có rất nhiều cứ điểm sản xuất đặt tại nhiều quốc gia khác nhau. Vì thế các doanh nghiệp nước ngoài thay vì giảm giá họ sẽ cố giữ giá và đẩy xe nhập khẩu về và họ sẽ biến Việt Nam thành chị trường tiêu thụ đơn thuần mà thôi.

Từ đó có thể thấy các doanh nghiệp nội địa mới có nội lực và quyết tâm tạo ra chuỗi giá trị của ngành ô tô. Đó cũng là lý do mà nhiều quốc giá có chiếc lược bảo hộ cho ngành công nghiệp ô tô trong nước của họ.

Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam có thể coi là thất bại trong chiến lược phát triển ô tô. Mặc dù vậy theo kinh nghiệm của các nước như Thái Lan thì chúng ta cũng không thể nóng vội được. Vì Thái Lan có quá trình phát triển xe hơi lên tới 50 năm. Trong khi đó Việt Nam mới hình thành ngành sản xuất, lắp trong có 20 năm. Sự phát triển của Thaco, Thành Công trong những năm gần đây là bước đi rất quan trong giúp cho giá ô tô giảm đi nhiều so với trước.

Tương lai của xe điện

Khi mà chúng ta vẫn mải bàn về vấn đề bảo hộ, về bài toán phát triển ngành ô tô, những khó khăn và thách thức của việc nội địa hóa ô tô thì dường như thế giới đã có những bước tiến dài khác đó chính là sự phát triển của ô tô điện. Sự phát triển thành công của Tesla đã khiến cho nhiều đại gia trong ngành công nghệ ô tô cũng chính thức nhảy vào nghiên cứu và phát triển các dòng xe điện, xe lai điện. Việc này khiến cho ngành ô tô truyền thống mất đi vị thế vốn có. Với việc người dùng dần trở nên chấp nhận với ô tô điện thì một tương lai khó khăn hơn đang chờ đón ngành xe hơi truyền thống.

Xe điện không chỉ giúp giảm thiếu lượng khí thải mà còn giúp cho thế giới giải quyết được khủng hoảng năng lượng đặc biệt là phụ thuộc vào nguồn cung xăng dầu. Xe điện cũng hoàn toàn đáp ứng tốt các tiêu chí về vận hành, sức mạnh cũng như giá thành. Điều đó khiến cho nhiều người nghĩ rằng ô tô điện sẽ là tương lại của ngành ô tô trên thế giới.

Đây cũng chính là nỗi lo của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam khi mà chúng ta vẫn chưa có chiến lược nào cho ô tô điện. Các nước như Thái Lan , Philippines đều đã có những bước tiến khi họ bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp xanh này. Có lẽ để tránh bị tụt hậu quá xa các ngành công nghiệp ô tô nội địa ngoài các chiến lược dài hơi thì có lẽ cũng rất cần sự tham mưu cũng như các chính sách ưu tiên từ chính phủ. Bởi nếu chúng ta vẫn chờ giống như ngành ô tô truyền thống trước đây thì có thể sẽ có nguy cơ tụt hậu rất xa so với thế giới.