Xe đạp điện và xe máy điện được gọi chung là xe điện là phương tiện khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Thường thì xe đạp điện được sử dụng nhiều hơn vì nó là phương tiện thay thế tốt hơn cho xe đạp. Còn xe máy điện ít được sử dụng vì xét trên tổng thế xe máy điện chưa thế thay thế cho xe máy chạy xăng được.
Điểm chung của 2 dòng xe là đều sử dụng động cơ điện để vận hành tuy vận giữa 2 dòng xe cũng có những khác biệt nhất định để người dùng lựa chọn. Xe đạp điện nhẹ và có giá tiền thấp hơn xe máy, mức giá cũng rất đa dạng có thể lựa chọn các dòng xe từ 7 triệu trở lên. Trong khi đó giá xe máy điện thì có giá từ 12 triệu trở lên.
Công xuất động cơ xe đạp điện thấp hơn xe máy khá nhiều. Công xuất trung bình của xe đạp điện là 250W trong khi đó công xuất xe máy điện thường từ 500W trở lên. Chính vì công xuất nhỏ lên xe đạp điện có vận tốc thấp, trung bình chỉ 25km/h, vận tốc ở xe máy điện từ 35-60km/h tùy từng dòng xe cụ thể.
Thiết kế xe điện khá đơn giản, nó chỉ tương tự như xe điện gắn thêm động cơ, pin và bộ điều khiển. Trọng lượng trung bình của xe đạp điện chỉ từ 40kg trở xuống còn xe máy điện thì có trọng lượng cao hơn. Một ưu điểm của xe đạp điện là có bàn đạp trợ lực. Trong trường hợp xe hết điện người dùng hoàn toàn có thể sử dụng bàn đạp để di chuyển. Trong khi đó nếu xe máy điện bị hết điện giữa đường chỉ còn có cách duy nhất là dắt xe về nhà để sạc lại. Đây cũng là lý do khiến nhiều người còn ngại dùng xe máy điện.
Quy định của luật giao thông đường bộ thì người đủ 16 tuổi trở lên mới đủ tuổi để đi xe máy điện, còn xe đạp điện lại không có hạn chế về độ tuổi nên là phương tiện rất thích hợp cho các bạn học sinh. Đây cũng là lý do bạn có thể thấy học sinh hiện nay đa phần sử dụng xe đạp điện thay cho xe đạp thông thường.
Người dùng cũng cần phải lưu ý khi sử dụng xe máy điện là phải đăng ký tương tự như xe máy, trong khi đó thì xe đạp điện không cần. Xe máy điện thích hợp cho những ai thích có tốc độ cao tải trọng lớn còn xe đạp điện là phương tiện thay thế xe đạp thông thường mà không phải tốn sức đạp.
Một điểm lưu ý nữa là thông thường xe đạp điện có cả bàn đạp mới gọi là xe đạp điện. Tuy nhiên thị trường hiện nay rất nhiều xe đạp điện không được gắn bàn đạp trợ lực nhưng công năng và mức giá là của xe đạp điện, thậm chí có thiết kế khá cồng kềnh như xe máy điện. Bạn phải hiểu rõ nhu cầu sử dụng của mình để chọn kỹ càng dòng xe điện phù hợp nhất với bản thân.
Bài viết khác
Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm bị phạt như thế nào?
Nếu đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm là bạn đã vi phạm...
Th3
Phân biệt xe đạp điện chính hãng và xe nhái
Sau khi bị công ty Fuji làm giả dòng xe đạp điện CAP A và...
Th8
Phân loại và bảo quản ắc quy xe máy điện cho đúng
Ắc quy vẫn là dạng bình điện được sử dụng phổ biến trên xe máy...
Th2
Xe máy điện Mini giá chỉ 3.5 triệu đồng
Một chiếc xe máy điện mini thiết kế nhỏ gọn đặc biệt có thể mang...
Th10
Chọn màu xe điện hợp với phong thủy
Màu xe hợp với phong thủy sẽ giúp bạn mang lại may mắn và tránh...
Th2
Những yếu tố làm ảnh hưởng tới tốc độ xe đạp điện
Tốc độ xe đạp điện thường được giới hạn bởi quy định và quy chuẩn...
Th3