Cơ chế phân biệt và quản lý xe đạp điện và xe máy điện còn hạn chế, ý thức tham gia giao thông bằng xe đạp điện của học sinh còn hạn chế dẫn tới nguy cơ sảy ra tại nạn xe đạp điện ngày một gia tăng. Số người sử dụng xe đạp điện cũng ngày một tăng cao khiến việc hạn chế tai nạn giao thông liên quan tới phương tiện này là bài toán cấp thiết hiện nay. Trong đó ý thức tham gia giao thông của các em học sinh hiện nay là điều được nhắn đến nhiều nhất.
Tai nạn xe đạp điện cũng rất nguy hiểm
Không giống với xe máy, xe đạp điện có kích thước và trọng lượng khá nhỏ bé. Tuy nhiên nhiều dòng xe có tốc dộ đi rất cao. Điều này dẫn tới khi sảy ra tai nạn người điều khiến có nguy cơ thương vong cao. Nếu bị đâm cả xe và người dễ bị văng đi xa, mức độ nguy hiểm không hề nhẹ. Nếu như quy định về tốc độ hạn chế của xe đạp điện là 25km/h thì nhiều dòng xe vượt quá tốc độ này khá nhiều. Cụ thể đa phần xe đạp điện có thể đi ở tốc độ 35-45km/h. Tốc độ này là bình thương với xe máy nhưng là tốc độ cao với xe đạp điện. Xe đạp điện nhẹ hơn xe máy rất nhiều nên ở tốc độ này không hề an toàn.
Nguy cơ sảy ra tai nạn
Với ưu điểm là gọn nhẹ, thời trang, tiết kiệm chi phí và thân thiện môi trường. Đa phần đối tượng sử dụng xe đạp điện vẫn là học sinh, sinh viên. Nhiều bậc phụ huynh cũng ủng hộ con em mình đi xe đạp điện. Do nhiều người còn quan niệm phương tiện này chỉ là phương tiện đi lại giống với xe đạp dẫn tới ý thức coi thường an toàn giao thông. Ngoài ra cùng với tâm lý cạnh tranh và đua đòi dẫn tới việc từ nhà sản xuất tới người dùng đều muốn gia tăng tốc độ cho dòng xe này. Việc đi nhanh kết hợp với việc không đội mũ bảo hiểm chính là nguy cơ gây tai nạn rất cao từ đối tượng này.
Theo thống kê thong thời gian qua, số vụ tai nạn liên quan tới xe đạp điện gia tăng nhanh chóng. Điều này khiến các nhà quản lý phải ngồi lại và đưa ra bài toán giải quyết trong thời gian tới. Nhiều người tham gia giao thông cũng không khỏi bàng hoàng khi chứng kiến những nguy hiểm với người điều khiển xe đạp điện. Chị Vân ở phường Nguyên Du, Hai Bà Trưng cho hay “Tôi bị tai nạn trong tháng 8 vừa qua khi đang dừng đỗ đèn đỏ thì bị học sinh đi ngược chiều đâm. Vụ đâm này làm 2 xe dính vào nhau. Phải mất rất nhiều thời gian mới có thể gỡ ra được. Cũng may là chỉ bị hỏng xe nhẹ và chưa ai bị làm sao. Tuy nhiên tôi cũng thấy cần phải chú ý tới phương tiện này”
Theo nghi nhận tại cổng trường của nhiều trường phổ thông Trung học tại thành phố Hà Nội. Giờ tan trường rất nhiều học sinh đi xe đạp điện không đội mũ, đi với tốc độ cao, lạnh lách đáng võng rồi xếp hàng ngang 2, 3 xe đi nghênh ngang trên đường. Những hành vi này vừa mất an toàn lại vừa vi phạm luật an toàn giao thông. Cảnh sát giao thông cũng đã có nhiều biện pháp nhắc nhở rồi sử lý các trường hợp vi phạm của học sinh. Chỉ trong 8 tháng này đã có khoảng 800 vụ bị cảnh sát giao thông sử lý do không đội mũ bảo hiểm và đang có xu hướng gia tăng các trường hợp vi phạm.
Đánh giá mức độ nguy hiểm từ bác sĩ
Tại bệnh viện Việt-Đức trong thời gian qua đã tiếp nhận không ít số vụ tai nạn liên quan tới xe điện. Rất nhiều vụ trong số đó có hậu quả rất nghiêm trọng. Chẳng hạn như vừa qua một em học sinh được chuyển từ THái Bình ra với tình trạng chấn thương nghiêm trọng ở Chân phải, chân trái bị gãy và vỡ xương chậu. Theo lời kể của gia đình cháu đi với tốc độ cao dẫn với tai nạn khi xe đâm trực diện với ô tô ở đường giao cắt.
Theo bác sĩ Quế tại khoa chấn thương ở bênh viện Việt-Đức cho hay “Nhiều trường hợp chấn thương nặng liên quan tới xe đạp điện là do đi xe với vận tốc cao, học sinh lại không đội mũ bảo hiểm. Do xe có trọng lượng nhỏ nên khi gặp tình huốn nguy hiểm khó để sử lý. Và việc va chạm sẽ khiến cho xe có trọng lượng nhỏ bị văng đi rất xa. Người điều khiển cũng vì thế mà gặp trấn thương nghiêm trọng.”
Xe giả, nhái còn tồn tại nhiều
Như vậy thì xe đạp điện cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm nếu ý thức người tham gia giao thông chưa được nâng cao. Việc đầu tiên chính là ý thức đội mũ bảo hiểm bắt buộc với loại phương tiện này. Luật cũng đã có quy định cụ thể hiện nay với người tham gia giao thông bằng xe đạp điện bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm tương tự như xe máy. Tuy nhiên xe điện nhái, không đảm bảo là nguồn nguy hiểm không kém. Theo ông Nguyễn Hữu Chí phó cục trưởng cục Đăng kiểm cho biết “Một trong những nguy cơ tiềm tàng tai nạn từ xe đạp điện nữa là do có nhiều xe không chính hãng và chưa được đăng kiểm tại Việt Nam. Hiện mới chỉ có một phần nhỏ xe được đăng kí, kiểm định chất lượng còn lại chủ yếu là xe trôi nổi.”
Tăng cường giám sát học sinh
Với một thực tế đáng lo ngại như trên thì công việc hiện nay vẫn là tuyên truyền nâng cao ý thức cho học sinh khi tham gia giao thông. Thời gian vừa qua ủy ban ATGT cũng đã kết hợp với nhà trường, phụ huynh vận động và tăng cường công tác tuyên truyền tới các em. Đồng thời có các biện pháp xử lý với nhiều trường hợp vi phạm. Dù xe đạp điện vẫn được coi là phương tiện thô so nhưng trong một số trường hợp có thể bị tạm giữ xe tới 7 ngày.
Dù tích cực vận động tuyên truyền nhưng những tai nạn tới xe đạp điện vẫn còn phức tạp chính vì vậy mà thời gian tới đây công tác quản lý, kiểm định xe sẽ được xiết chặt nhằm hạn chế ý thức kém của học sinh khi sử dụng này.
Bài viết khác
Chọn xe đạp điện thế nào để an toàn?
Là một phương tiện nhỏ nhắn, xe đạp điện tỏ ra khá an toàn trong...
Th2
Các mẫu xe máy điện đáng mua và giá của chúng trong năm 2016
Không giống như những năm trước, trong năm 2016 này nếu bạn đang có ý...
Th9
Tìm hiểu một số dòng xe có quãng đường đi xa
Quãng đường đi xa là một trong những yếu tố được quan tâm nhất khi...
Th3
Mẫu xe đạp điện có giá gần 100 triệu đồng của Recon
Xe đạp điện Hummer EV Ebike giá gần 100 triệu đồng...
Th11
Một số lưu ý khi bạn chọn mua xe đạp điện
Có nhiều bạn còn băn khoăn và thắc mắc nhiều vấn đề khi đang có...
Th3
Hãng xe điện PEGA kêu cứu bộ Công Thương
Hiện là công ty xe điện dẫn đầu thị trường. PEGA cũng là hãng xe...
Th7