Đừng vội tin công nghệ chống thủng lốp xe đạp điện

Chúng ta đã biết đến những chiếc lốp xe không săm của xe ga có khả năng hạn chế chống thủng lốp. Nếu có đinh đâm vào thì nó cũng giữ xe không bị xì hơi và đi được một quãng đường dài. Gần đây, một số cửa hàng bán xe đạp điện quảng cáo “Công nghệ chống thủng lốp của Canada có thể áp dụng cho cả ôtô, xe máy, Xe Đạp Điện  và tái sử dụng nhiều lần”. Một khái niệm rất mơ hồ mà chúng tôi sẽ giải thích ngay dưới đây.

Theo cửa hàng quảng cáo: “Đây là một hợp chất hoá học đặc biệt, được tráng một lớp dày 3 -5mm, bám dính vào mặt trong của lốp, bảo vệ hiệu quả chống lại các vết thủng đâm xuyên.

Khi xuất hiện vết thủng, dưới lực ép của khí, lớp hợp chất sẽ tự động trám vào nơi bị hư hỏng và bít kín, không gây ra hiện tượng rò khí làm mất đi hiệu năng của lốp. Hợp chất này có thể chống lại nhiều vết thủng trong suốt vòng đời của lốp”.

Xe có thiết kế giảm sóc dầu phía sau
Xe đạp điện có cần thiết loại lốp tự vá?

Tuy nhiên, người dùng không nên vội vàng tin vào những quảng cáo này bởi nghe chúng có vẻ “phóng đại” và hiện chưa có cơ sở, bằng chứng nào chứng minh cho những thông tin này. Loại hợp chất được quảng cáo chống lại vết thủng của lốp suốt vòng đời nghe đã thấy rất vô lý bởi nếu nghiên cứu được loại hợp chất đặc biệt như vậy, thì người dùng, nhất là các loại xe ga sẽ chẳng lo chạy trên đường cao tốc bị dính đinh.

Xe đạp điện theo tiêu chuẩn chỉ đi với vận tốc tối đa 25km/h trong khi xe máy thì có thể đi nhanh hơn đó rất nhiều nên việc nếu có thật công nghệ này thì có cần thiết phải trang bị cho xe đạp điện không? Với loại xe đạp điện sử dụng săm, lốp như hiện nay, nếu bị thủng săm thì bất kể hãng sửa xe đạp bên đường nào cũng giúp bạn vá xe được. Nhưng nếu dùng loại săm không lốp, bạn cần tìm đến các cửa hàng chuyên sửa chữa xe. Chưa kể chuyện thay thế cũng rất phức tạp và thiếu phụ kiện.

“Loại hợp chất này không tiếp xúc với vành xe nên loại bỏ tình trạng ăn mòn như ở keo tự vá dạng lỏng. Ngay khi vật làm thủng lốp được loại bỏ, lốp không cần phải vá nên tiết kiệm thời gian và đảm bảo an toàn. Công đoạn gia công quét lớp hợp chất mất khoảng 15 phút và có thể dùng cho cả lốp ôtô và xe máy. Khi lốp hết hạn sử dụng có thể tái sử dụng hợp chất này vào lốp mới”.
Đọc những dòng quảng cáo này, người dùng có thể cảm nhận rõ sự vô lý về loại “hợp chất” thần kỳ này. Chưa từng có một nghiên cứu, thông báo cụ thể nào về loại hợp chất này. Đây nhiều khả năng chỉ là chiêu PR của một số cửa hàng xe đạp điện. Người dùng cần tỉnh táo khi quảng cáo về loại lốp xe này.