Đây là lời khuyên của chính những người dùng đã từng mua xe đạp điện cũ giá rẻ cho đến những người có kinh nghiệm trong ngành. Mua xe đạp điện chứa đựng rất nhiều những rủi ro từ phía người tiêu dùng. Người dùng không nên vì ham rẻ mà mua những sản phẩm này về sử dụng.
Khi xe đạp điện trở thành phương tiện được nhiều người dùng yêu thích thì hiển nhiên kéo theo đó là một loạt các dịch vụ đi kèm. Trong đó, thị trường mua bán xe đạp điện cũ giá rẻ hoạt động khá nhộn nhịp. Cũng có những người dùng may mắn chọn được 1 chiếc xe đạp điện giá tốt. Tuy nhiên, số người may mắn này rất hạn chế bởi cái “vạ” mang đến từ dịch vụ mua bán này rất nhiều.
Xe kém chất lượng được tân trang
Chỉ với vài trăm ngàn đồng, chủ các cửa hàng bán xe đạp điện cũ đã có thể tân trang lại chiếc xe đạp điện cũ nhìn trông như mới. Người dùng không tinh mắt hay không có kinh nghiệm về xe đạp điện dễ dàng bị qua mắt. Khách hàng tưởng chừng như mình mua được những chiếc xe có giá rẻ hơn đến cả vài triệu đồng nhưng thực tế lại mua với giá đắt tương đương, thậm chí hơn số tiền mà nghĩ mình mua được hời.
Những chiếc xe đạp điện kém chất lượng này trước hết gây nguy hiểm đến chính người dùng khi họ tham gia giao thông trực tiếp trên đường. Sau đó là các khoản phụ phí phát sinh trong quá trình sử dụng. Thường thì bình ắc quy của những chiếc xe này đã gần hết hạn sử dụng nên rất nhanh hết pin. Người dùng sẽ phải mất thêm vài triệu để mua bình ắc quy mới. Các bộ phận khác sẽ phát sinh lỗi và sửa dần trong quá trình bạn sử dụng.
Mua xe còn bảo hành
Khi mua xe, bạn nên chọn các loại xe còn bảo hành bởi như vậy sẽ đảm bảo chất lượng và an toàn hơn. Xe đạp điện thông thường có bảo hành 3 năm, nhưng với một số bộ phận như pin/ ắc quy thường chỉ bảo hành 1 năm. Do đó, khi xác định mua xe đạp điện cũ thì bạn xác định sẽ phải mua một bình ắc quy/ của pin mới giá 2 -3 triệu đồng để xe vận hành tốt.
Khi mua xe, bạn nên kiểm tra kỹ xem các bộ phận của xe có dấu hiệu bị thay thế không. Đơn vị sản xuất sẽ không đồng ý bảo hành cho các sản phẩm đã bị thay đổi kinh kiện. Đừng nên chỉ nhìn vào ngoại hình bỏng bẩy của xe để chọn bởi đó chính là cách các chủ cửa hàng đánh lừa bạn.
Bài viết khác
Mua xe điện trả góp thế nào? có nên mua trả góp hay không?
Mua xe trả góp thế nào và có nên mua xe trả góp hay không?...
Th11
Xe điện mà hết điện giữa đường thì làm thế nào?
Xe điện là phương tiện di chuyển tiện lợi, thân thiện với môi trường và...
Th6
Phượt bằng xe điện – xu hướng mới của giới trẻ
Khi “phượt” trở thành hình thức du lịch được nhiều bản trẻ yêu thích, xe...
Th8
Các sự cố có thể xảy ra với xe đạp điện
So với các dòng xe khác thì xe đạp điện gọn nhẹ và tiết kiệm...
Th2
Wuling HongGuang MiniEV: Mẫu xe điện mini Trung Quốc “khó có cửa” ở Việt Nam
Với mức giá đắt đỏ, trang bị nghèo nàn và không có trạm sạc, Wuling...
Th6
Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm bị phạt như thế nào?
Nếu đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm là bạn đã vi phạm...
Th3